Giải quyết những thách thức của doanh nghiệp thời đại công nghệ số

Trong những năm gần đây, cụm từ “cách mạng công nghệ 4.0” có lẽ được nhắc đến nhiều nhất. Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ số đã mang đến nhiều tác động mạnh mẽ đến mỗi cá nhân, mỗi tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cùng với tác động lớn của đại dịch covid toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại số phải như thế nào để sống sót và phát triển? Cùng Zinwork tìm hiểu nhé!

Cách mạng công nghệ 4.0
Cách mạng công nghệ 4.0

1/  Doanh nghiệp nhỏ và vừa sống sao trong thời đại số 4.0? 

2/  Thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại công nghệ số

3/  Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần phải làm gì để tồn tại và phát triển?

Thấu hiểu và đề cao tầm quan trọng của việc đưa công nghệ số vào quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo bắt đầu thay đổi tư duy và từng bước áp dụng phương thức quản lý mới

Cập nhật và trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ cần thiết cho quá trình chuyển đổi số

Chọn lọc và đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ và khả năng thích ứng công nghệ phù hợp

1/  Doanh nghiệp nhỏ và vừa sống sao trong thời đại số 4.0? 

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập tăng cao như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đang gặp phải vô vàn khó khăn và thách thức khi phải nỗ lực mỗi ngày để cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các doanh nghiệp trẻ mọc lên như nấm và có những vượt trội hơn hẳn về công nghệ, cũng là một trong những khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

Trong gần 2 năm qua, dưới sức ép của đại dịch covid19 nền kinh tế trong nước và quốc tế đều có những khó khăn nhất định. Nhưng không vì thế mà số lượng các doanh nghiệp thành lập mới giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên. Xu hướng hội nhập quốc tế và sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể cạnh tranh và theo kịp các ông lớn cùng lĩnh vực để thành công được.

Muốn phát triển và nâng cao vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp này bắt buộc phải có những cải cách, tạo dựng giá trị và nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị thế của mình. Vậy cụ thể những thách thức những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải vượt qua là gì? Và họ cần làm gì để vượt qua nó?

2/  Thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại công nghệ số

Những yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số ngày càng khắt khe hơn. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cốt lõi chính, doanh nghiệp cần phải thay đổi để thích ứng liên tục với sự thay đổi của thời đại số theo xu hướng công nghệ và theo chân các đối thủ cạnh tranh khác.

Có rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng công nghệ số vào doanh nghiệp mình với các nước đầu tiên là thay thế các buổi họp tập trung thành các cuộc họp online từ xa thông qua các phần mềm hỗ trợ meeting, thay thế gọi nhắn tin bằng số điện thoại thành các ứng dụng mạng xã hội,…

Những thay đổi này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã là xu hướng thì sẽ liên tục thay đổi và cập nhật, công nghệ số cho phép ra đời nhiều ứng dụng tích hợp quản lý tối ưu doanh nghiệp trên một nền tảng, giúp rút ngắn quy trình vận hành. Các doanh nghiệp lại lần nữa phải bắt kịp xu hướng để nâng cao vị thế và tạo giá trị cạnh tranh bền vững cho mình, đồng thời tăng khả năng loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, thực tế khắc nghiệt, đứng trước sự thay đổi chóng mặt của cách mạng công nghệ số, không kể đến các ông lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ liệu sẽ đối mặt như thế nào, họ có sẵn sàng chấp nhận đưa công nghệ vào quy trình vận hành của mình hay chưa? Làm cách nào để “sống sót” trước “cơn bão công nghệ”?

3/  Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần phải làm gì để tồn tại và phát triển?

Thấu hiểu và đề cao tầm quan trọng của việc đưa công nghệ số vào quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp

Trong tình hình cạnh tranh và biến đổi liên tục trên thị trường, sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và vô cùng cần thiết, chỉ khi nắm vững được tầm quan trọng của việc đưa công nghệ số vào quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị thụt lùi so với các đối thủ.

Một số lợi ích của việc áp dụng công nghệ số vào quy trình vận hành và phát triển bao gồm: 

  • Giúp rút ngắn khoảng cách giao tiếp và trao đổi công việc giữa lãnh đạo và nhân viên nhờ các tính năng tự động và bán tự động, giúp tối ưu quy trình truyền đạt thông tin nội bộ đến nhân viên của mình. Nâng cao sự gắn kết và phối hợp giữa các phòng ban. Tất cả các dữ liệu nội được tích hợp trên một nền tảng,  giúp lãnh đạo dễ dàng truyền đạt đến nhân sự.

Đọc thêm: 

Mẹo bảo trì cần thiết để giúp thiết bị cho thuê sẵn sàng doanh thu


  • Giúp nâng cao sự minh bạch và rõ ràng trong khâu quản trị các báo cáo thống kê. Áp dụng công nghệ, các nhà quản lý có thể, quan sát và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên một cách trực quan và chính xác nhất. Tránh được những nhầm lẫn sai sót trong báo cáo thống kê công việc chung, tối ưu hiệu quả công việc. Đặt biệt là số lượng hàng hóa, thiết bị, vật tư dễ thất thoát, thì việc áp dụng công nghệ sẽ giúp giảm bớt nỗi lo cho người chủ.
  • Giúp tối ưu hiệu quả và năng suất làm việc cho nhân sự, công nghệ số có thể giúp con người thực hiện một số hoạt động mà trước đây phải làm thủ công, giúp tiết kiệm thời gian dành cho các việc khác, nhờ vậy hiệu suất làm việc được cải thiện đáng kể.

Nhà lãnh đạo bắt đầu thay đổi tư duy và từng bước áp dụng phương thức quản lý mới

Thay đổi tư duy và từng bước áp dụng phương thức quản lý mới
Thay đổi tư duy và từng bước áp dụng phương thức quản lý mới

Để tiến hành áp dụng công nghệ vào quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp, bước đầu tiên cần thực hiện là đề ra một kế hoạch chiến lược, lựa chọn một hình thức quản lý mới phù hợp với tình hình nhu cầu thực tiễn tại Doanh nghiệp để cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, tạo thêm một lợi thế cạnh tranh mới ngoài sản phẩm cốt lõi và nguồn lực tài chính.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện điều này khá trơn tru nhờ vào các phần mềm quản lý công việc và tự động hóa doanh nghiệp trong nội bộ. Các phần mềm được tích hợp trong một nền tảng giúp quản lý phân chia công việc nhanh chóng đến từng phòng ban từng nhân sự, ngoài ra còn hỗ trợ các tình năng quản lý tài liệu, quản lý hồ sơ khách hàng, hồ sơ nhân viên, quản lý hàng hóa, máy móc thiết bị vật tư và rất nhiều những thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Việc thay đổi cách quản lý mới, nếu thực hiện thuận lợi thì quá trình chuyển đổi công nghệ số, hội nhập của các doanh nghiệp sẽ dễ dàng và thành công hơn.

Cập nhật và trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ cần thiết cho quá trình chuyển đổi số

Cần trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ, bởi đây là một thành phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện áp dụng công nghệ số của doanh nghiệp, giúp hỗ trợ tối ưu quy trình đẩy nhanh việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Nhờ vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ động hơn tiết kiệm sức lực và thời gian của nhân sự, đồng thời tiết kiệm được chi phí vận hành của doanh nghiệp một cách đáng kể. Để thực hiện việc chuyển đổi số các doanh nghiệp cũng nên chủ động tìm kiếm các đơn vị cung cấp các giải pháp, phần mềm quản lý công việc, các nơi tư vấn và cung cấp trang thiết bị chuyển đổi số để chủ động hơn trong việc chọn lựa giải pháp phù hợp.

Chọn lọc và đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ và khả năng thích ứng công nghệ phù hợp

Yếu tố con người là một thành phần quan trọng và không thể thiếu để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đồng thời con người càng không thể vắng mặt trên con đường ứng dụng công nghệ số của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên chọn lọc và đào tạo đội ngũ nhân sự có đầy đủ năng lực và kiến thức cần thiết, thích nghi nhanh chóng với phương thức quản lý công nghệ mới. Điều này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong cả quá trình. 

Chọn lọc và đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ và khả năng thích ứng công nghệ phù hợp
Chọn lọc và đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ và khả năng thích ứng công nghệ phù hợp

Zinwork- Tự do không lo quản việc

Tham gia group Facebook để tham khảo các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé!

Hotline: 0905 440 301

Địa chỉ: 114 Đồng Nai, P.15, Q10, TP HCM

Website: https://zinwork.com

Email: support@zinwork.com

Cùng Zinwork, Đón đầu công nghệ - Bứt phá tương lai!
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Bài Viết Liên Quan

icon
Menu
Scroll to Top

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN