Ngày nay, các yêu cầu liên quan đến pháp lý ngày càng siết chặt và phức tạp hơn nên các đơn vị kinh doanh hoạt động ngoài ngành Luật luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều công ty hay văn phòng luật sư mọc lên, xóa bỏ những cản trở đó mang đến chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. Hầu hết những cá nhân, đơn vị có kiến thức chuyên môn và am hiểu về pháp lý sẽ lựa chọn mở văn phòng luật sư. Tuy nhiên, để mở và hoàn thiện được một văn phòng luật thì cần có những gì? Cùng Zinwork tìm hiểu nhé!
Định nghĩa và điều kiện mở văn phòng luật sư
1/ Văn phòng luật sư là gì?

Văn phòng luật sư là một trong những hình thức của tổ chức hành nghề luật sư mà các chủ thể có thể lựa chọn để tham gia hoạt động. Theo định nghĩa tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
2/ Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Để thành lập tổ chức hành nghề luật sư nói chung hay mở văn phòng luật sư nói riêng thì trước hết cần đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật này. Những điều kiện đó bao gồm:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
3/ Thủ tục đăng ký văn phòng luật sư
Với một cá nhân muốn mở văn phòng luật sư thì khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, cá nhân đó cần tiến hành đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư của mình. Trên cơ sở Điều 35 Luật luật sư thì văn phòng luật sư đó phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư mới bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng luật sư được phép hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư vừa hình thành phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Nguồn: https://phan.vn/
Quản lý công việc và đội ngũ nhân sự tại văn phòng luật sư như thế nào?

Các đơn vị kinh doanh nói chung và văn phòng luật sư nói riêng, mỗi ngày đều trải qua hàng trăm công việc không tên khác nhau, cần giải quyết tức thời, không thể đong đếm hết liên quan đến:
- Giấy tờ, văn bản pháp lý
- Hợp đồng, sổ sách, tài liệu
- Đào tạo đội ngũ luật sư tập sự
- Người chịu trách nhiệm chính…
Và hàng tá các thứ liên quan khác. Nếu chỉ quản lý, giao việc thủ công trên các group chat, tin nhắn cá nhân, email, gọi điện thoại trực tiếp thì mỗi ngày phải check hàng trăm tin nhắn. Điều này, sẽ khiến chúng ta bị quá tải, dễ trôi việc sót việc hay thậm chí làm việc không hiệu quả.
Vậy làm thế nào để quản lý bàn giao công việc tốt hơn trong thời đại ngày nay?
Công nghệ ngày càng phát triển, nắm được xu hướng đó cùng với sự thấu hiểu đối với những khó khăn mà các chủ kinh doanh, nhà quản lý thường xuyên gặp phải. Zinwork ra đời giải pháp quản lý công việc và tự động hóa doanh nghiệp giúp thống kê báo cáo công việc từng cá nhân, bộ phận rõ ràng tập trung trên một hệ thống, thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hiệu suất nhanh chóng, trực quan hỗ trợ các nhà quản lý:
- Hỗ trợ giao việc, phân luồng công việc cho người dùng nhanh chóng với 3 mục chính: VIỆC MỚI – ĐANG LÀM – ĐÃ XONG.
- Dễ dàng tạo và giao nhận việc, đính thông tin và nguồn lực liên quan
- Theo dõi tình trạng thực hiện công việc, xem lịch sử và tiến độ
- Tương tác, nhận thông báo kịp thời mọi lúc mọi nơi
- Chia việc phân quyền theo nhóm bộ phận hay phòng ban
- Xem lịch làm việc, nhắc việc, lọc tìm việc theo nhiều tiêu chí
- Quản lý, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng toàn diện
Ngoài ra, Phần mềm quản lý công việc còn tích hợp hầu hết các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, thu chi, quản lý kho, hồ sơ khách hàng, thông tin thiết bị trên một nền tảng thống nhất.

Đăng ký thông tin tại nút dưới đây để nhận được tư vấn miễn phí giúp tối ưu hóa quản lý công việc vận hành của quý doanh nghiệp nói riêng và quản lý công việc vận hành doanh nghiệp nói chung:
Nhận tư vấn, Demo MIỄN PHÍ ngay!
Tham gia group Facebook để tham khảo các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé!
Hotline: 0905 440 301
Địa chỉ: 114 Đồng Nai, P.15, Q10, TP HCM
Website: https://zinwork.com
Email: support@zinwork.com