Trong thị trường đầy rẩy cạnh tranh, các công ty đều phải đưa ra một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ phù hợp với tình hình thực tế. Cần gắn kết chặt chẽ giữa hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện theo khuôn mẫu được xấy dựng sẳn để đưa ra các quyết định quan trọng.
3 yếu tố tạo nên một chiến lược kinh doanh hiệu quả
Chiến lược kinh doanh là sự kết hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố chính, bao gồm: Mục tiêu kinh doanh; Thị trường mục tiêu; kế hoạch quản lý chiến lược. Ba yếu tố này được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn trong tương lai.
-
Mục tiêu kinh doanh:
Mục tiêu kinh doanh (hay còn gọi là Business Objective) được hiểu là những dấu mốc mà doanh nghiệp tự đề ra và mức dự đoán về kết quả mà họ có thể sẽ đạt được trong khoảng thời gian xác định có thể dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn. Nhà quản lý có thể đặt ra mục tiêu cho toàn doanh nghiệp hoặc cho từng phòng ban, bộ phận khác nhau.

Mục tiêu kinh doanh là một trong những dấu mốc quan trọng trên con đường đi đến thành công của doanh nghiệp.
- Các mục tiêu ngắn hạn bao gồm các việc như tuyển dụng một nhóm đội ngũ nhân lực, mục tiêu đạt được chỉ tiêu kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn hạn… hay những mục tiêu trong 1 tháng nhằm hướng đến việc góp phần đạt được những mục tiêu dài hạn hơn như mục tiêu quý, năm, mục tiêu tầm nhìn sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Các mục tiêu trung hạn có thể bao gồm tung ra một tính năng công nghệ mới hoặc các sản phẩm mới, chiếm một tỷ lệ thị phần nhất định…
- Các mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các mục tiêu như phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đạt được mục tiêu doanh thu cụ thể…
-
Xác định thị trường mục tiêu:

Yếu tố này của chiến lược liên quan đến việc xác định chân dung đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Khi mô phỏng được chân dung đối tượng, doanh nghiệp có thể xác định xem liệu khách hàng tiềm năng của công ty có đang được phục vụ bởi một trong nhiều đối thủ cạnh tranh khác hay không, họ có thể có khả năng thay đổi nhà cung cấp hay không, doanh nghiệp cần có gì để nhận lại được long trung thành của khách hàng… Từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong các hoạt động tiếp thị bán hàng.
-
Các kế hoạch quản lý chiến lược:
Các kế hoạch này đại diện cho các kế hoạch kinh doanh mà công ty của bạn sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình với thị trường mục tiêu mà bạn đã xác định.

Bao gồm trong danh mục này là chiến lược tiếp thị của thương hiệu (làm thế nào để tiếp cận với khách hàng mới?). Chiến lược cạnh tranh (tất cả các nguồn doanh thu có thể đến từ đâu?) Và chiến lược tăng trưởng của nó (làm thế nào nó sẽ chiếm lĩnh thị trường hiện tại và sau đó tiếp cận khách hàng mục tiêu tại các thị trường mới?).
Mục tiêu là vạch ra một định hướng chiến lược sao cho mọi hoạt động kinh doanh đều phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của thương hiệu.
Tại sao một chiến lược kinh doanh lại quan trọng?
Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chiến lược kinh doanh phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng và là căn cứ để soi đường đẫn lối cho các hoạt động chiến thuật cần thiết. Chiến lược giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng tới mục tiêu, loại bỏ bớt các hoạt động dư thừa, tốn thời gian và tiền bạc nhưng lại không mang đến hiệu quả cao.

Nếu bạn định đầu tư tiền bạc và công sức vào công việc kinh doanh nhỏ của mình, có nghĩa là bạn phải phát triển một chiến lược kinh doanh xứng đáng với khoản đầu tư đó.
Làm thế nào để phát triển một chiến lược kinh doanh
Chìa khóa để phát triển một chiến lược tốt cho doanh nghiệp của bạn là hiểu đầy đủ về doanh nghiệp, sản phẩm của bạn và thực tế thị trường của bạn theo các điều kiện nghiêm túc, khách quan, không thiên vị. Bao gồm:
-
Xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Mục tiêu cho doanh nghiệp sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến điều bạn và ban lãnh đạo hướng đến thỏa mãn khách hàng mục tiêu bằng sản phẩm và dịch vụ của mình. Giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp bao gồm những nguyên tắc liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh khi doanh nghiệp nỗ lực hướng đến mục tiêu.
-
Đánh giá năng lực cạnh tranh theo mô hình SWOT

Để đưa ra một chiến lược thật sự hiệu quả và khách quan, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần xem xét lại đó là năng lực cạnh tranh hiện tại của mình. Phân tích theo mô hình SWOT (viết tắt tiếng Anh của 4 từ của “điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa.”) sẽ chỉ ra rằng:
- Bạn có dòng tiền và nguồn nhân lực cần thiết để kế hoạch của mình thành hiện thực không?
- Bạn được hưởng những lợi thế cạnh tranh nào so với các thương hiệu khác?
Lưu ý rằng điểm mạnh và điểm yếu của công ty bạn là các yếu tố bên trong (mà bạn, với tư cách là người lãnh đạo doanh nghiệp, có thể kiểm soát), trong khi các cơ hội và mối đe dọa của nó là các yếu tố bên ngoài (mà bạn không thể kiểm soát).
-
Chọn một đội nhóm và người chịu trách nhiệm với đội nhóm đó
Cần đưa ra quyết định lựa chọn những ai trong doanh nghiệp sẽ nỗ lực để đạt được từng yếu tố trong chiến lược. Các nhà quản lý cấp cao không thể can thiệp quá sâu về các vấn đề nhỏ lẻ. Điều này sẽ vô tình tạo nên áp lực cho đội ngũ nhân sự khiến cho cả quá trình bị đình trệ. Lãnh đạo doanh nghiệp nên tin tưởng vào sự đánh giá của các nhà quản lý cấp trung.

Một đội ngũ nhân lực mạnh mẽ nhất sẽ bao gồm quản lý cấp trên (người đặt ra các mục tiêu và mục tiêu tổng thể), quản lý cấp trung (người giám sát việc thực hiện các mục tiêu và giám sát các bộ phận cụ thể) và các nhà điều hành chức năng (người thực hiện các nhiệm vụ tại chỗ của một doanh nghiệp, như thực hiện bán hàng hoặc cung cấp một dịch vụ).
-
Nghiên cứu đối thủ của cạnh tranh và những thành công của họ
Tìm hiểu cách các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gian tiếp hoặc các thương hiệu tương đã có những nỗ lực gia tăng thị phần, nhận thức thương hiệu và quản lý nguồn nhân lực của họ hiệu quả ra sao. Từ đó, có thể tham khảo và vay mượn ý tưởng từ họ vì có thể họ cũng từng đi học hỏi thừ các thương hiệu khác.
-
Đặt ra một lộ trình để thành công
Khi đã lựa hoàn thành việc đánh giá năng lực cạnh tranh và xây dựng nguồn lực cẩn thận. Đây chính là lúc bạn nên sẵn sàng vạch ra một kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp của mình. Tuyên bố chính thức các mục tiêu chiến lược kinh doanh và đặt ra cột mốc thời gian thực tế.

Hãy nhớ rằng tất cả các doanh nghiệp thành công, từ các công ty lớn đến các công ty khởi nghiệp hoàn toàn mới, đều cần có chiến lược kinh doanh để tập trung nỗ lực và giành thị phần lớn nhất có thể.
Những CEO đổi mới và quyến rũ sẽ giành được rất nhiều người hâm mộ ban đầu, nhưng những người lên kế hoạch cẩn thận và giữ vững chiến lược kinh doanh mới là những người thực sự phát triển mạnh mẽ.
Nguồn: Tổng hợp
Ứng dụng giải pháp quản lý vận hành doanh nghiệp Zinwork trên một hệ thống giải pháp phần mềm tập trung, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh vận động trong doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những chiến lược, hoạt động và chiến thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Đăng ký thông tin tại nút dưới đây để nhận được tư vấn miễn phí giúp tối ưu hóa quản lý công việc vận hành của quý doanh nghiệp nói riêng và quản lý công việc vận hành doanh nghiệp nói chung:
Nhận tư vấn, Demo MIỄN PHÍ ngay!
Zinwork – Tự do không lo quản việc
Tham gia group Facebook để tham khảo các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé!
Hotline: 0905 440 301
Địa chỉ: 114 Đồng Nai, P.15, Q10, TP HCM
Website: https://zinwork.com
Email: support@zinwork.com
Từ khóa